Valentine's Day Wallpapers 2016

Khỉ đột, cá mập, cá voi sát thủ... bạn nghĩ loài vật nào có lực cắn mạnh nhất?


Nhẹ nhàng một chút vào buổi chiều nào. Theo các bạn, loài vật nào sẽ có lực cắn mạnh nhất trên thế giới? Bạn thì cho rằng đó là sức mạnh của chú cá mập nhưng bạn khác lại quả quyết, loài có cú cắn kinh hoàng nhất lại thuộc về cá Piranha ăn thịt người với cú táp có lực hơn gấp 30 lần trọng lượng cơ thể...

Lời giải sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chó (228kg/cm2)

Những bạn từng bị chó đuổi cắn chắc hẳn sẽ... rùng mình khi nhớ về cú táp với lực cắn mạnh của chúng. Cụ thể, loài chó có lực cắn rơi vào khoảng 60kg/cm2.

Tuy nhiên nếu là loài chó chiến đấu như Pitbull, ngao Tạng, ngao Ý... lực cắn của chúng sẽ rơi vào khoảng 228kg/cm2, đủ sức nghiền nát xương cánh tay của một người đàn ông trưởng thành.

Tuy chó cắn cũng đau đấy, nhưng chắc chắn chúng không thể so sánh với các loài sinh vật trong tự nhiên đâu.

2. Cá mập trắng khổng lồ (300kg/cm2)


Cá mập trắng khổng lồ có thể nói là nỗi khiếp sợ dưới đại dương nhưng có vẻ như lực cắn của chúng không tương xứng với kích cỡ cơ thể - chỉ 300kg/cm2. 

Tuy nhiên, cấu tạo bộ hàm của cá mập trắng có rất nhiều răng nhọn lởm chởm, do đó chúng có thể dễ dàng xé xác bất kỳ con mồi nào nó muốn.

3. Đại bàng (320kg/cm2)


Thật khó tin khi lực cắn của đại bàng còn lớn hơn cá mập đúng không? Nhưng sự thực là như vậy. Đại bàng là loài chim săn mồi tuyệt đỉnh - được mệnh danh là Chúa tể không trung. 

Mỏ của chúng rất cứng và đi kèm là một cơ hàm cực khỏe, có thể tạo lực cắn lên tới 320kg/cm2 - đủ để nghiền vụn hòn đá nhỏ.

Bên cạnh đó, đại bàng còn có tầm nhìn cực khủng, cho phép chúng săn mồi từ khoảng cách hơn 1km. Với sải cánh rộng 3m, chúng có thể lao xuống với tốc độ 250km/h và nhanh chóng hạ gục con mồi.

4. Khỉ đột (590kg/cm2)

Vị trí tiếp theo thuộc về khỉ đột - loài linh trưởng có họ gần nhất với loài người bên cạnh tinh tinh. Khỉ đột được tạo hóa ban tặng một cơ thể ấn tượng, nhiều cơ bắp cùng một hàm răng cực khỏe. Lực cắn của chúng được ghi nhận là 590kg/cm2.

Nhưng dù có cơ hàm rất ấn tượng, thức ăn của khỉ đột chỉ là thực vật. Ngay cả khi giao chiến, chúng chủ yếu cũng chỉ dùng sức mạnh cơ bắp và rất ít khi phải sử dụng đến cái miệng "khủng khiếp" này. 

5. Hải tượng (800kg/cm2)

Hải tượng là loài vật khổng lồ sống tại Bắc Cực, có điểm đặc trưng là bộ ngà dài và thẳng. Chúng có kỹ năng săn mồi điệu nghệ, nhưng đi kèm với đó là một lực cắn "không chê vào đâu được" - 800kg/cm2. Chính nhờ vậy, hải tượng đã lọt vào top những loài vật có lực cắn mạnh nhất thế giới.

6. Cá voi sát thủ - 1 tấn/cm2
Cá voi sát thủ là kẻ săn mồi hung dữ nhất đại dương. Chúng rất linh hoạt, nhanh nhẹn, săn mồi điêu luyện cùng khả năng chớp thời cơ tuyệt vời.


Tuy nhiên, một trong những điều đã đưa cá voi sát thủ trở thành loài săn mồi đáng sợ nhất đại dương là lực cắn kinh hoàng của chúng: 1 tấn/cm2, đủ sức nghiền vụn bất kỳ con mồi nào săn được. 

Thêm vào đó, chúng săn mồi theo đàn từ 4 - 5 con, khiến hầu như không con mồi nào có thể trốn thoát.

7. Cá sấu sông Nile - 2,6 tấn/cm2


Và đây là người thắng cuộc của chúng ta - cá sấu sông Nile - với lực cắn lên tới 2,6 tấn/cm2, đồng thời cũng là loài vật có lực cắn mạnh nhất hành tinh.

Cá sấu sông Nile có cách săn mồi rất ấn tượng "rình rập đợi thời cơ" cùng khả năng ngụy trang hoàn hảo giúp chúng trở thành nỗi kinh hoàng ở dòng sông này.

Theo Tri thức trẻ







Tắc kè bông có thể thè lưỡi dài gấp đôi chiều dài cơ thể với tốc độ đến 96 km trong 1/100 giây


Các nhà khoa học Anh tại ĐH Oxford (Anh) đã xây dựng mô hình toán học nhằm giải thích hoạt động siêu nhanh của lưỡi tắc kè bông.
Căn cứ trên 20 phương trình toán học, nhóm nghiên cứu có thể giải mã cơ chế hoạt động và năng lực vốn có để lưỡi tắc kè bông có thể phóng ra cực nhanh để bắt côn trùng.
Lưỡi tắc kè bông có thể thè ra dài gấp đôi chiều dài cơ thể. Nghiên cứu trước đây cho thấy nếu so sánh với tốc độ khởi động xe hơi, lưỡi tắc kè có thể tăng tốc từ 0 đến 96 km/giờ chỉ trong 1/100 giây.
TS Derek Moulton giải thích: “Bạn có thể thấy các phương trình chúng tôi nêu ra là phức tạp nhưng bên trong đó chỉ đơn giản là theo định luật 2 của Newton, liên quan đến tình trạng cân bằng giữa lực và gia tốc. Theo thuật ngữ toán học, chúng tôi sử dụng lý thuyết đàn hồi phi tuyến tính, tính toán năng lượng có thể phát ra từ những lớp lưỡi khác nhau rồi sau đó chuyển năng lượng tiềm năng đó thành mô hình năng lượng động lực học làm động năng cho chiếc lưỡi.
Nhóm nghiên cứu thực hiện hàng loạt quan sát và thí nghiệm nhằm phát triển mô hình toán học để giải thích hoạt động của chiếc lưỡi điêu luyện này. Theo đó, lưỡi tắc kè bông vận động nhờ vào những mô co giãn đặc biệt ở lưỡi. Xương ở gốc lưỡi được bao quanh bởi từ 10-15 lớp mô sợi cực mỏng và tiếp theo đó là cơ. Các phương trình là những mô hình mô phỏng theo cơ chế hoạt động của từng lớp sợi mỏng tương tác với những lớp khác. Sự cân bằng giữa lực và năng lượng chứa đựng trong những lớp khác nhau trong khi cơ là lớp ngoài cùng tác động ngược vào nhau tạo nên toàn bộ chuyển động.
Nhóm nghiên cứu khẳng định phát hiện này rất hữu ích trong khoa học phỏng sinh - nghiên cứu ứng dụng mô phỏng tự nhiên trong kỹ thuật và thiết kế. Mô hình này sẽ có nhiều ứng dụng để thiết kế vật liệu mềm và đàn hồi - thí dụ như cho ngành chế tạo robot.
Theo BBC

Năm 2014, cụ rùa được xem là thọ nhất thế giới Jonathan tưởng như đã “gần đất xa trời” khi bị đục thủy tinh thể và mất khứu giác nhưng chế độ ăn uống trái cây và rau củ giàu calorie đã giúp “cụ” hồi sinh.

“Cụ rùa” Jonathan thuộc loài rùa khổng lồ Aldabra, một trong những loài rùa cạn lớn nhất thế giới với cái mai màu nâu dáng cao hình mái vòm đặc trưng, chân phủ vảy chắc nịch nâng đỡ cả cơ thể. “Cụ” đã sống trong đồn điền của Thống đốc đảo Saint Helena (nằm ở phía Nam Đại Tây Dương nhưng là lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh) từ năm 1882.
Vài năm trước, do tuổi tác nên “cụ” gần như mất hẳn thị lực và khứu giác, tưởng như đã “gần đất xa trời”. Bác sĩ thú y Joe Hollins (58 tuổi) là người đã phát hiện ra tình trạng sức khỏe xuống dốc nghiêm trọng của cụ rùa này.
“Jonathan đã gần như mù hẳn do đục thủy tinh thể và mất khả năng nhận biết các mùi hương. Do vậy, nó chỉ ngoạm lấy thức ăn và vô tình nhai cả những cành cây khô khiến cho hàm của nó bị mòn dần. Nó sụt cân nhiều do ăn uống thiếu dinh dưỡng. Do vậy tôi đã thay đổi chế độ ăn của Jonathan và cho nó ăn hỗn hợp các loại trái cây với rau củ giàu calorie như táo, cà rốt, rau diếp, ổi và chuối. Từ đó sức khỏe Jonathan đã cải thiện nhiều, tăng cân trở lại, năng động hơn hẳn và bò khỏe như trước đây” - bác sĩ Hollins kể lại.
Người ta đã lo sợ “cụ rùa” Jonathan sẽ chết khi sức khỏe cụ suy giảm nghiêm trọng, kèm theo chứng đục thủy tinh thể và mất khứu giác. Ảnh: BNPS

Với chế độ ăn uống mới gồm rau quả giàu dinh dưỡng và sự yêu thương chăm sóc của bác sĩ Hollins, cụ rùa Jonathan đã “hồi xuân” và đang sống khỏe ở tuổi 183. Ảnh: BNPS
Nhờ chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, Jonathan đã hồi phục lại được bộ hàm đủ bén để ăn cỏ và trở nên năng động hơn. Các chuyên gia cho rằng với chế độ ăn này, Jonathan có thể sống đến 200 tuổi và thậm chí lâu hơn nữa.
Bác sĩ Hollins nhận định: “Jonathan đã có được lớp mỡ dày hơn trước nên hoàn toàn có thể chịu được mùa đông lạnh, móng của nó cũng đang phát triển tốt. Tuổi thọ của loài rùa cạn khổng lồ là khoảng 150 năm, nhưng với Jonathan thì có thể nó vẫn sẽ sống ở đây khi chúng tôi không còn sống nữa”.
Người ta ước tính Jonathan được khoảng 50 tuổi khi được đưa từ quê hương Seychelles (một đảo quốc ở châu Phi) đến Saint Helena vào thế kỷ XIX. Jonathan vốn là món quà mà đảo quốc Seychelles đã gửi tặng thống đốc đảo Saint Helena. Tuy nhiên lúc đó cụ rùa này chưa có tên. Mãi đến những năm 1930 dưới nhiệm kỳ của Thống đốc Spencer Davis, “cụ” mới được đặt cho cái tên Jonathan.
Từ khi cư trú ở Saint Helena, cụ rùa Jonathan đã chứng kiến 28 vị thống đốc đến rồi đi. Trong gần 2 thế kỷ mà Jonathan đã sống, nước Anh đã trải qua 8 triều đại vua khác nhau, từ vua George IV đến nữ hoàng Elizabeth II. Cũng trong thời gian đó, nước Anh có 51 thủ tướng làm việc tại tòa nhà số 10 phố Downing.
Sau khi cụ rùa Harriet thuộc loài rùa khổng lồ Galapagos ở Úc qua đời vào năm 2006, Jonathan được ghi nhận là động vật trên cạn thọ nhất thế giới đang còn sống.
Theo các nhà khoa học, loài rùa khổng lồ Aldabra như Jonathan có thể nặng đến 250 kg. Loài rùa này đã gần tuyệt chủng do có một thời gian dài trong thế kỷ 18 và 19 chúng bị con người săn bắt làm thức ăn. Ngày nay, Liên minh quốc tế bảo tồn thiên nhiên đã xếp loài rùa này vào nhóm có nguy cơ tuyệt chủng cao.
Jonathan hiện sống cùng 4 con rùa khổng lồ khác gồm rùa đực David và 3 rùa cái Emma, Frederika và Myrtle. Dù đã cải thiện sức khỏe nhưng “cụ” đã quá già để phối giống. Như các đồng loại thuộc giống rùa khổng lồ Aldabra khác, cụ rùa Jonathan rất dễ gần và thân thiện với con người.
                                     Jonathan hiện đã năng động trở lại và bò khỏe như trước đây. Ảnh: BNPS


Theo nld.com.vn


Các chuyên gia Mỹ đã cho lai giống thành công một con sư tử đực châu Phi với một con hổ cái Bengal, cho ra đời lứa con gồm 4 cá thể đực thuộc loài lai cực hiếm, độc nhất vô nhị trên thế giới, có tên gọi là "liger".

Xem thêm : Hướng dẫn thông tắc bồn cầu bằng pittông cao su

Điều đặc biệt về cặp bố sư tử và mẹ hổ là, chúng đều thuộc giống màu trắng, rất hiếm. Thống kê cho thấy, trên thế giới hiện chỉ có khoảng 300 con sư tử trắng và 1.200 con hổ trắng.
Khi được nuôi dưỡng chung với nhau ở khu công viên Myrtle Beach Safari, bang Nam Carolina, Mỹ, cặp bố mẹ khác loài đã cho ra đời 4 con lai sư tử - hổ (gọi tắt là "liger") trắng đầu tiên trên thế giới. Trước đó, trên thế giới đã có khoảng 1.000 cá thể liger trên thế giới, hầu hết trong tình trạng nuôi nhốt, nhưng không có con nào trong số chúng màu trắng.
Chào đời cách đây 6 tuần, 4 con linger đực hiện đã cân nặng 6,8kg và tăng trung bình 0,5kg mỗi ngày. Chúng được đặt tên lần lượt là Yeti, Odlin, Sampson và Apollo.
Theo những người chăm sóc, mỗi con linger đều có tính cách riêng. Apollo là con nhỏ nhất, với cách hành xử hơi giống mèo nhà, lúc nào cũng kêu grừ...grừ và luôn đòi hỏi được vuốt ve. Yeti là con lớn nhất và hung dữ nhất, luôn muốn trở thành trung tâm của sự chú ý.

Hercules, "cậu" của lũ linger, hiện được Sách Kỷ lục Guinness thế giới chính thức công nhân là cá thể lớn nhất thuộc họ mèo, với cân nặng "khủng" 418,2kg và dài 3,3 mét. Tiến sĩ Bhagavan Antle, người sáng lập kiêm giám đốc công viên Myrtle Beach Safari, tin chắc rằng Yeti sẽ đạt kích cỡ của "cậu" hoặc thậm chí lớn hơn.
Các chuyên gia nhận định, 4 con linger trắng dự kiến sẽ dài tới 3 mét và nặng khoảng 340kg lúc 2 tuổi. Khi được 4 tuổi, trọng lượng của chúng có thể hơn 408,2kg. Những con linger này có xu hướng thích bơi lội giống hổ và thích giao du với sư tử.

Theo vietnamnet

Càng ngày càng có nhiều đứa con lai giữa gấu trắng và gấu nâu ra đời, và điều này đang cảnh báo một sự thật nghiêm trọng.

Trong thế giới động vật tồn tại những đứa con lai mà trước khi trông thấy, không ai nghĩ chúng có thực. Lấy ví dụ như sư hổ, hổ sư, báo sư... tất cả những loài vật này đều đã từng xuất hiện, dù chỉ là trong môi trường nuôi nhốt. Và mối tình giữa gấu nâu (grizzly bear) và gấu trắng Bắc Cực (Polar bear) cũng vậy.
  
                                              Mối tình Bạch Tuyết - Bao Công...
Đây tuy là 2 loài gấu, nhưng vốn chúng sinh sống ở 2 môi trường quá khác nhau. Gấu Bắc Cực thì bám biển, thích ăn cá, mà đôi lúc đói quá thì quật cả sử tử biển, chả ngán ai bao giờ.
Còn gấu nâu, chúng cũng thích ăn cá nhưng lại sống trong rừng. Và giống như gấu trắng, gấu nâu rất hung dữ, cũng... chẳng ngán ai bao giờ.
Vậy mà 2 loài sống tách biệt lại có những đứa con chung, được gọi là Grolar hoặc Pizzly tùy theo loài nào làm bố.
                                  Cá thể lai giữa gấu nâu và gấu xám
Nhìn có vẻ thú vị đúng không? Nhưng nguyên nhân của mối tình tréo ngoe này thì không hay chút nào đâu. 
Do lớp băng Bắc Cực tan nhanh, khí hậu ấm dần lên, gấu nâu bắt đầu di chuyển dần lên phương Bắc. Tại đây, chúng gặp gấu trắng, và rồi những đứa con lai đã ra đời. 
Khí hậu nóng lên, gấu trắng có nguy cơ tuyệt chủng
Khí hậu toàn cầu thay đổi, băng ở Bắc Cực tan nhanh, kéo theo việc số lượng gấu Trắng sụt giảm nghiêm trọng. Chúng là một trong những loài vật đang rơi vào tình trạng cực kỳ nguy cấp, có khả năng bị tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu.
Và khi buộc phải di chuyển xuống phía Nam, số phận của gấu trắng cũng không khá hơn. Sự thật là loài gấu cũng giống như họ nhà mèo, có thể giao phối chéo loài khi không tìm thấy bạn tình cùng loài ở bên.
Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ những đứa con lai trước kia có nhiều đặc điểm của gấu trắng, còn nay hầu như chỉ gồm đặc điểm của gấu nâu. Điển hình như trường hợp mới đây, khi các thợ săn của Canada bắn chết một chú Grolar với các đặc điểm rất giống gấu nâu. 

Theo giáo sư Adrew Derocher thuộc ĐH Alberta (Canada), việc giao phối chéo loài như thế này cho thấy khả năng tuyệt chủng của gấu trắng trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết. 
Việc gấu lai xuất hiện nhiều cho thấy gấu nâu ngày càng mở rộng địa bàn hơn. "Đứng trên góc độ di truyền, gấu nâu đang chiếm ưu thế so với gấu trắng. Nếu hiện tượng này tiếp diễn, không sớm thì muộn gene của gấu trắng sẽ hoàn toàn biến mất" - Derocher cho biết. 
Theo kenh14.vn

Kabu Long, một con voi cái đã bị ngược đãi suốt 20 năm trời, nay đã được trả lại tự do. Hãy xem nó phản ứng như thế nào.

Trong vòng 20 năm qua, con voi có tên Kabu Long luôn phải sống trong cảnh xiềng xích, với chi chít những vết sẹo thời gian trên cơ thể. Tuy nhiên hiện giờ số phận đã mỉm cười với Kabu, nó đã được tự do sau hàng thập kỷ trói buộc, ánh mắt nó đã loé lên tia sáng có niềm hy vọng. 
Câu chuyện của Kabu cũng chỉ là tượng trưng cho hàng loạt số phận của những chú voi rừng khác đang sinh sống tại Đông Nam Á, đều phải chịu đựng sự ngược đãi khủng khiếp khó tưởng tượng. Trước đây Kabu từng bị thương một bên chân trước khiến việc di chuyển thôi cũng đã rất khó khăn do 3 chân còn lại phải chịu sức nặng quá lớn, thế nhưng nó vẫn bị xích, vẫn ngày ngày giúp chủ nhân chở gỗ từ trên núi xuống đồng bằng trong nhiều năm liên tục. 
Chuyện về chú voi 20 năm bị ngược đãi chảy nước mắt khi được trả tự do - Ảnh 1.
 Kabu và cái chân bị thương bị xích.
May mắn cho Kabu, vào hồi tháng 9/2015, nhóm cứu hộ voi của Thái Lan Elephant Nature Park đã tìm đến con voi và chấm dứt 2 thập kỷ nô lệ khổ đau của nó. Lek Chailert có lẽ là người đầu tiên quan tâm, để ý và lắng nghe câu chuyện của Kabu, để rồi ông quyết tâm đem lại ánh sáng cuối cùng cho cuộc đời của Kabu. 
Nếu bạn nghĩ rằng Kabu chỉ bị ngược đãi về mặt thể chất thôi bạn đã lầm. Kabu còn phải trải qua những "nghi thức" phá hoại tinh thần để ép nó phải tuân lệnh, phục tùng con người. Thậm chí trong khoảng thời gian 20 năm vừa rồi, số phận như trêu ngươi, tước đi của Kabu hai đứa con. Một đứa bị chủ nhân bán cho một khu cắm trại nghỉ dưỡng, một con voi con khác thì thiệt mạng dưới tay chủ nhân trong thời gian huấn luyện thuần dưỡng.
Chuyện về chú voi 20 năm bị ngược đãi chảy nước mắt khi được trả tự do - Ảnh 2.
 Bao nhiêu cay đắng cuộc đời đã đổ xuống đầu Kabu Long.
Vậy mà, Kabu vẫn vậy, ngậm đắng nuốt cay, tiếp tục cuộc sống địa ngục phục vụ con người, kiên nhẫn chờ đợi một ngày nào đó nó sẽ được tự do. 
Chailert cùng một số tình nguyện viên khác đã mang xe tải đến Campuchia để đón Kabu về với khu cứu hộ voi của mình ở Thái Lan. Chuyến hành trình kéo dài 12 tiếng đánh dấu một bước ngoặt quan trọng khác trong cuộc đời Kabu, một cái là khi bị biến thành nô lệ cho con người, một cái là khi thoát khỏi con người, được trả tự do. 
"Mất cả nửa ngày mới có thể đưa được Kabu lên xe. Không hề dễ dàng chút nào, nó rất sợ hãi và hoảng hốt. Chắc hẳn Kabu đang lo sợ về chuyện tiếp theo sẽ xảy đến với mình. Nhưng bây giờ nó đã trên xe với chúng tôi rồi, từ ngày hôm này, chẳng còn đau đớn, chẳng còn xiềng xích nữa đâu", Chailert viết trên Facebook.
Chuyện về chú voi 20 năm bị ngược đãi chảy nước mắt khi được trả tự do - Ảnh 3.
 Kabu cùng các tình nguyện viên của Elephent Save Park.
Khi Kabu đến mái nhà mới, khu sinh thái Elephant Save Park, trời đã xẩm tối. Tại nơi này là nhiều con voi khác, tất cả đều có hoàn cảnh tương tự như Kabu, đều là những cá thể voi từng bị ngược đãi nay được cứu về. Khi Kabu xuống xe, nó có vẻ rất vui khi những con voi khác ở khu sinh thái đều giơ vòi chào đón cô bạn mớimới, và đây, có lẽ là lần đầu tiên trong suốt cuộc đời, Kabu được nhìn thấy các đồng loại khác mà không bị xích chân. 
Và rồi, Kabu khóc, đôi mắt nó nhoè đi, từng giọt lệ cứ thế nhỏ xuống. Cái vòi nó quẹt lên mắt, gạt đi những giọt lệ, tủi nhục có, vui sướng có, bình yên giờ đã về với Kabu rồi. 
Chuyện về chú voi 20 năm bị ngược đãi chảy nước mắt khi được trả tự do - Ảnh 4.
 Những con voi khác cũng chào đón Kabu về với ngôi nhà chung.
Chuyện về chú voi 20 năm bị ngược đãi chảy nước mắt khi được trả tự do - Ảnh 5.
 Mừng Kabu về nhà, mừng Kabu mừng yên.
Theo Lương Hồng Phúc - Tri thức trẻ

Ốc sên biển tự chuyển giới khi có sự va chạm thể xác
Loài ốc sên biển (slipper limpet)

Ốc sên biển đực sẽ tự biến mình thành con cái khi có sự va chạm thể xác với cùng một cá thể ốc sên biển đực khác.

Những loại động vật có hai giới tính hoặc tự biến đổi giới tính lúc trưởng thành không phải là hiếm nhưng loài sên biển kì lạ này lại chuyển giới khi có một con ốc sên khác va chạm vào mình.
Trong những nghiên cứu trước đó các nhà khoa học thấy rằng loài ốc sên biển (slipper limpet) ra đời với giới tính đực và đến một thời điểm chúng sẽ tự biến mình thành con cái.
Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ trên tạp chí The Biological Bulletin vào đầu tháng 12 cho thấy rằng:
Sự va chạm giữa hai cá thể ốc sên đực chính là tác nhân khiến cho chúng chuyển đổi giới tính. Theo đó con to hơn sẽ chuyển giới sớm hơn con nhỏ.
Ốc sên biển nhiệt đới thường sống ở những rãnh đá dọc bờ biển, chúng thường ăn các sinh vật phù du có trong môi trường sống của mình và thường tập trung thành từng nhóm có cả con đực và con cái để tiến hành giao phối.
Dương vật của ốc sên biển gắn ở đầu và lớn hơn cả thân thể của chính nó. Cơ chế này là để giúp cho chúng có thể vươn dài qua lớp vỏ che chắn cơ quan sinh dục của con cái.
Nằm chồng lên nhau như thế này là một trong những tác nhân khiến ốc sên biển chuyển đổi giới tính.
Nằm chồng lên nhau như thế này là một trong những tác nhân khiến ốc sên biển chuyển đổi giới tính.
Sau khi thực hiện hành vi giao phối với những con cái khác, những cá thể ốc sên đực sẽ tự biến đổi giới tính để thực hiện chức năng sinh sản. Dương vật của chúng co rút lại đồng thời phát triển một cơ quan sinh dục nữ mới.
Các nhà khoa học cho rằng với sự biến đổi giới tính luân phiên như vậy loài ốc sên biển này có thể tận dụng tối đa khả năng sinh sôi nảy nở cho giống nòi của mình.
Để kết luận được điều này các nhà khoa học đã tiến hành một thí nghiệm đó là cho hai cá thể ốc sên biển đực đặt chung và tiếp xúc nhau trong một cốc nước biển.
Sau một thời gian, cá thể ốc sên biển lớn có sự phát triển và biến đổi thành con cái sớm và rõ rệt hơn so với cốc nước thử nghiệm khác không cho hai cá thể đực tiếp xúc với nhau.
Các nhà khoa học cho rằng, nguyên do của khả năng kì lạ này bởi ốc sên biển là loài nhuyễn thể dễ chịu những tác động của các chất hóa học có từ nước biển.
Rachel Collin, nhà khoa học ở Viện Nghiên cứu Nhiệt đới Smithsonia, Mỹ, đồng tác giả nghiên cứu cho biết.
"Đây là một phát hiện bất ngờ khi trước đó ốc sên biển được coi là chuyển giới do các tín hiệu từ nước, nhưng thực tế chúng đã xảy ra những biến đổi phức tạp khi có sự tiếp xúc lẫn nhau."
theo Ngày nay Online
Đọc thêm:
Thuốc cam Tùng lộc tốt cho bé
Trẻ biếng ăn - Cách giúp bé không biếng ăn
Được tạo bởi Blogger.
Hide
X